Cách sơn pu bóng mờ và sơn màu cho gỗ

Sơn PU đã trở thành trở thành nguyên liệu không thể thiếu trong ngành gỗ nội thất, nó thay thế dần cách đánh bóng vecni của ngày trước. Hãy cùng tìm hiểu vì sao sơn PU lại được sử dụng rộng rãi qua bài viết dưới đây nhé.

Cách sơn pu bóng mờ và sơn màu cho gỗ
Cách sơn pu bóng mờ và sơn màu cho gỗ

Sơn Pu Là Gì ?

Sơn PU (Polyurethane) là một polyme có nhiều ứng dụng trong công nghiệp cũng như cuộc sống. Sơn Pu có hai dạng tồn tại chính là dạng cứng và dạng foam, được dùng làm vecni để đánh bóng và bảo vệ đồ gỗ. Đối với dạng foam thì được dùng để làm nệm mút trong các loại ghế.

Ngoài ra Sơn Pu còn có khả năng chống hóa chất và được sử dụng trên các sản phẩm gỗ tự nhiên,ván ép nhân tạo,mây tre.

Các loại Sơn PU:

  1. Sơn lót: Nhằm làm phẳng bề mặt, che khuất các khuyết điểm để sơn đẹp hơn. 
  2. Sơn màu: Hầu hết sơn PU cho gỗ đều có thành phần sơn màu trong đó dù ít hay nhiều.
  3. Sơn bóng: Mục đích là tạo độ bóng bề mặt cho quá trình sơn PU cho gỗ.

Bảng màu sơn PU

Thông thường mỗi hãng sơn đều có bảng màu sơn của riêng mình, và tùy thuộc và ngành nghề mà ta sử dụng các màu sơn PU khác nhau, ngoài ra màu sơn PU còn được sản xuất theo yêu cầu.

Dưới đây là bảng màu sơn PU của thương hiệu Sơn Lotus

bảng màu sơn PU của thương hiệu Sơn Lotus
Bảng màu sơn PU của thương hiệu Sơn Lotus

Cách pha chế và quy trình, cách sơn PU

Khuấy nhẹ và đều sản phẩm tới tận đáy lon đến lớp mặt. Lưu ý không lắc mạnh vì có thể gây ra nhiều bọt khí trong sơn.

Bước 1: Chà nhám và xử lý bề mặt

Đây bước quan trọng để dễ dàng hơn cho các bước tiếp theo.

Tuy nhiên hầu hết với các loại sơn PU, người dùng đều sử dụng loại sơn bóng bề mặt, do đó việc thực hiện sơn còn thớ gỗ khá khó khăn. Vì lý do đó nên cần sử dụng bột trét gỗ là cần thiết nhằm lấp đầy các tim gỗ cũng như các khuyết tật nhỏ trên bề mặt. Nếu không thực hiện bước này sẽ tốn rất nhiều công sức và nguyên liệu để trám các khe hở này khi sơn.

Chà nhám và xử lý bề mặt
Chà nhám và xử lý bề mặt

Bước 2: Sơn lót lần 1

vì nền gỗ có điểm khác với kim loại là màu của nó luôn không đồng nhất ở mọi điểm. nên cần phải có bước chỉnh sửa màu của nền gỗ

Với loại sơn không thấy nền gỗ thì không cần bước này, tuy nhiên với một vài loại gỗ có nền gỗ trên từng vùng quá khác biệt nhau (xanh đen hoặc đen và trắng) thì khi sơn PU trắng bạn nên giảm bớt lớp sơn trắng sau này.

Bước 3: Chà nhám và phun lót lần 2

Bước này nhằm tăng độ mịn cho bề mặt gỗ giúp sơn màu đẹp hơn, bề mặt căng mịn hơn.

Bước 4: Sơn màu

Sơn màu thực hiện làm 2 lần, việc phun màu là bước quan trọng quyết định toàn bộ quy trình sơn đồ gỗ do đó cần có phòng kín tránh bụi, luồng gió lưu thông đủ.

Sơn màu cho gỗ
Sơn màu cho gỗ

Bước 5: Sơn bóng bề mặt

Sau khi lớp sơn màu khô ta tiến hành sơn bóng bề mặt. Và ta chuyển ngay qua công đoạn sơn bóng. Có nhiều chất liệu bóng như mờ 10%, 20%, 50%, 70% và 100%, lớp sơn này có tác dụng làm căng và bóng bề mặt thành phẩm giúp tăng giá trị sản phẩm đồ gỗ. Việc phun bóng tiến hành ở nơi không có bụi bẩn. Cơ bản đã hoàn tất quy trình sơn PU đồ gỗ.

Bước 6: Bảo quản và đóng gói

Việc bảo quản khá quan trọng, sau khi sơn cần có 1 khu vực để sản phẩm khô nhằm tránh bụi bặm và bụi sơn bám vào ảnh hưởng rất lớn đến độ thẩm mỹ của thành phẩm. Thời gian chờ khô hoàn toàn thường là 12 đến 16 tiếng cho cả quá trình sơn PU.

Với những kỹ thuật sơn bên trên chúng ta đã hoàn thành quy trình pha chế và sơn PU cho Gỗ. Cuối cùng cũng đừng quên tham khảo cách bảo quản sơn PU để có thể sử dụng được nhiều lần nhé!

Cách bảo quản Sơn PU

  • Sơn PU cần được lưu trữ tại nơi khô ráo và thoáng mát
  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với nắng nóng và nhiệt độ cao
  • Khi mở nắp và sử dụng xong, cần đậy kín nắp

Nguồn tham khảo: https://sonlotus.com



Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *