Mục Lục
1. Sử dụng màu tường và nội thất chưa phù hợp.
Bạn không nên sử dụng tủ có thiết kế đường thẳng dọc điều này sẽ làm không gian nhà bếp trở nên bé lại. Cùng với đó là màu tường trầm nóng sẽ làm cho không khí ngột ngạt hơn. Thay vì sử dụng mẫu thiết kế tủ như vậy, bạn hãy chọn mẫu tủ bếp ngang với các ngăn kéo tủ lớn sẽ ăn gian được diện tích phòng, đi kèm là màu tường sáng và ít đồ trang trí gắn kệ tường là ổn.
2. Dùng nội thất bề mặt bóng
Với bề mặt bóng loáng dễ bắt bẩn và phải lau chùi thường xuyên để giữ cái nhìn sạch sẽ cho căn phòng thì tính chất này không thuộc vào diện có thể sử dụng trong nhà bếp vốn dĩ đã ngập tràn dầu mỡ. Nếu bạn không có thời gian vệ sinh phòng bếp thường xuyên thì hãy tạm biệt ngay với thiết kế khó chiều này nhé.
3. Sử dụng kệ tủ kéo
Với những ngăn tủ bếp bình thường được làm theo mẫu thiết kế cổ điển thì chắc chắn là chúng đã cố định rồi. Nhưng bạn nghĩ sao về một ngăn tủ được kéo linh động như hình dưới đây. Bạn tha hồ nhét đồ đạc mà chỉ cần kéo ra đơn giản, chứ không cần mất thời gian thật lâu cúi xuống tìm như trước kia nữa.
4. Quá nhiều đồ vật chắn nhau
Nhiều người thường có thói quen nhét đồ đạc, hay đồ nội thất trong phòng bếp trước tủ lạnh. Nhưng không, bạn nên tập thói quen làm thoáng không gian bằng việc sắp xếp gọn gàng, thứ tự đồ đạc nhé. Đừng ôm đồm quá nhiều thứ, rồi xếp chúng xít lại với nhau, trông sẽ cực rối mắt và mất mĩ quan.
5. Chọn tủ thấp cho một nhà bếp lớn
Lỗi thiết kế cơ bản của phòng bếp chính là chọn tủ nhỏ hơn so với không gian. Điều này vô tình kéo nhỏ phòng bếp của bạn lại so với diện tích thật sự của nó. Chắc chắn đây không phải một giải pháp hiệu quả. Và bạn cũng nên tránh điều ngược lại, chọn một tủ lớn cho một nhà bếp nhỏ nhé.
6. Chọn bàn ăn lớn cho nhà bếp nhỏ
Đừng cố tối ưu hóa không gian ăn uống bằng một bàn ăn lớn khi diện tích của phòng bếp không cho phép. Hãy cứ sử dụng những mẫu bàn ăn nhỏ, linh động và đa chức năng đi kèm còn tốt hơn nhiều lần.
7. Sử dụng quá nhiều kệ mở
Sử dụng quá nhiều kệ mở không chỉ ám bụi bẩn hơn những thiết kế tủ kín mà ngược lại chúng còn tạo cảm giác bừa bộn, vì những đồ vật trên kệ cứ thế đập vào mắt bạn mỗi khi bước vào phòng bếp. Chính vì vậy, bạn chỉ nên sử dụng vừa phải những kệ mở cho phòng bếp thôi.
8. Bó hẹp đồ nội thất trong một không gian nhỏ
Lò vi sóng, máy pha cà phê hoặc máy nướng bánh mỳ – tất cả những đồ vật có kích thước khá lớn này đều cần không gian. Nếu bạn không nghĩ về nó và lên kế hoạch cụ thể thì rất có thể nhà bếp của bạn sẽ biến thành mớ bòng bong. Lời khuyên cho bạn chính là, những đồ vật hay nội thất lớn thì hãy để chúng tự nhiên trong một không gian thoải mái, đừng gò ép vào khoảng trống trong tường, kệ bao quanh vì như thế sẽ khiến cái nhìn về phòng bếp thêm chật chội hơn.
9. Ổ cắm điện bố trí tứ tung
Đối với phòng bếp có không gian đặc thù khi những ổ điện phục vụ cho các đồ điện tử khá là nhiều. Với những kiểu trang trí truyền thống, những ổ cắm điện này sẽ được bố trí trên các tường bao, hoặc góc nhà. Nhưng với cách làm sáng tạo hơn như cất ổ điện trong hộc bàn, hoặc kệ bếp như thế này, khi nào không dùng có thể cất gọn đi sẽ giúp không gian thông thoáng hơn gấp nhiều lần.
10. Xả rác bừa bãi
Vấn đề rác thải trong nhà bếp lúc nào cũng khó xử lý. Nhưng với mẹo vặt cất giữ rác thải và đồ vật theo hệ thống chứa như thế này thì bạn cứ yên tâm là nhà bếp lúc nào cũng sạch sẽ và thơm tho.
11. Không gian lưu trữ
Đồ đạc trong phòng bếp khá nhiều, từ bát, đũa, đĩa, chén, cốc,… Chính vì vậy bạn không nên vứt chúng bừa bãi mà hãy để gọn gàng thành ngăn như thế này.
12. Ghế ngồi không phù hợp với chiều cao
Bạn nên lựa chọn ghế ngồi thật phù hợp cho chiều cao của từng thành viên trong gia đình. Điều này không chỉ tốt cho hình ảnh của nhà bếp mà còn cho cả sức khỏe của các thành viên trong gia đình bạn đấy.
Theo adme